Khắc dấu vuông


Khắc dấu vuông là gì?

Khắc dấu vuông hay còn gọi là làm con dấu hình vuông hay dấu hình chữ nhật, phổ biến với các loại dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty đều có thể là dấu vuông có giá trị pháp lý nếu doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Loại dấu vuông không mang tính pháp lý còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Danh mục các loại dấu vuông thông dụng thể hiện tên của công ty, mã số thuế, địa chỉ công ty một cách rõ ràng nhất, mạch lạc nhất. Con dấu vuông giúp ích cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp như đóng vào phong bì của đối tác, gửi chuyển phát nhanh, đóng dấu và hóa đơn, hợp đồng…

mua văn phòng phẩm, đặt mua văn phòng phẩm

Cấu tạo con dấu vuông

Con dấu vuông có 2 dòng dấu mang hơi hướng hiện đại và cổ điển là dấu liền mực và dấu chấm mực rời.

Dấu vuông hộp mực liền

Đầu tiên là thiết kế con dấu liền mực là tương đối giống nhau giữa các hãng sản xuất, kết cấu đậm chất công nghiệp hiện đại với nhiều chi tiết cơ khí được gia công tinh sảo, hoạt động ăn khớp với nhau, nhìn chung thường gồm có 5 bộ phận: 

  • Hộp dấu: Bao bọc con dấu
  • Họng dấu: vừa là trục lật vừa bảo vệ mặt dấu
  • Mặt dấu: Chứa nội dung mặt dấu
  • Tampon mực: khay đựng mực dấu
  • Khóa dấu: dùng để khóa mặt dấu

Thân dấu liền mực được cấu tạo từ nhựa ABS chịu va đập, cho độ bền để sử dụng lâu dài. 

Thứ hai là mặt dấu hay còn gọi là phần thể hiện nội dung của con dấu chức danh. Mặt dấu được tạo thành từ kim loại, gỗ, cao su hoặc polymer tùy yêu cầu của khách hàng.

Mặt dấu vuông được khắc nổi nội dung, và bộ phận này lật úp vào trong nên nhìn từ bên ngoài sẽ không thấy được mặt dấu. Chúng ta phải dập dấu đồng thời giữ chặt 2 chốt bên hông của thân dấu để có thể kiểm tra.

Những thân dấu, cán dấu chính hãng thường cho độ bền và tuổi thọ cao với số lần sử dụng lên đến 200.000 – 300.000 lần dập. Các linh kiện bên trong chịu được va chạm, chịu ma sát cao trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm của con dấu vuông liền mực

  • Dấu liền mực cho chất lượng hình ảnh sắc nét hơn
  • Con dấu liền mực đa dạng về chủng loại
  • Dấu liền mực giúp tăng năng suất làm việc
  • Chi phí khắc dấu liền mực tiết kiệm hơn
  • Thay mặt dấu sẽ dàng, thay đổi nội dung chỉ cần khắc lại mặt dấu là được.

Dấu vuông hộp mực rời

Dấu có hộp mực rời hay còn gọi là con dấu chấm mực, là loại dấu và khay mực là 2 bộ phận tách rời nhau riêng biệt, khi cần đóng dấu người ta phải dậm, chấm mặt dấu vào khay mực để lấy mực sau đó in, đóng lên bề mặt có chất liệu phù hợp. 

Vì đặc tính của bộ dấu chấm mực rời này mà người dùng luôn phải mang theo cả thân dấu và khay mực, thiếu 1 trong 2 thì việc đóng dấu không thể thực hiện được. 

Lợi thế của con dấu vuông hộp mực rời

  • Cấu tạo đơn giản, dễ tạo hình.
  • Cán dấu có thể làm từ nhiều loại chất liệu như gỗ chạm khắc, kim loại khắc CNC độc đáo.
  • Dễ thay thế các bộ phận nếu có hư hỏng.
  • Khả năng sử dụng chéo các loại mực, không kén mực.

Yếu điểm của con dấu vuông chấm mực

  • Tốn thời gian khi đóng số lượng nhiều giấy tờ.
  • Bất tiện khi mang theo, di chuyển.
  • Mặt khắc dấu khó bảo quản, dễ bị va chạm hư hỏng.
  • Nội dung in đóng dễ bị lem, nhòe, không đều mực nếu dùng không quen tay.

Font chữ con dấu vuông thông dụng

Font chữ hiển thị trên con dấu vuông được VPP ANFÁT khắc theo yêu cầu, đôi khi khách hàng muốn kiểu chữ khác nhưng lại không biết mã font chữ nên các bạn có thể tham khảo thêm font chữ khắc dấu trong bảng font. 

1 số Font chữ khắc dấu thông dụng thường được khách hàng chọn sử dụng.

Kiểu chữ trang trí như slab và script đã trở thành xu hướng mới gần đây khi khắc con dấu vuông. Các font chữ này đem lại được cảm giác về sự cổ điển, được áp dụng trong khá nhiều các loại dấu được khắc.

2 font chữ này phù hợp với các doanh nghiệp và thương hiệu muốn typography của họ phải lộ tả được tính đương đại và sạch sẽ, nhưng vẫn giữ được nét cổ điển, chất nghệ trong đó.

Nếu các bạn băn khoăn không biết nên chọn font chữ nào cho khắc con dấu chức danh hoặc dấu tên thì hãy liên hệ VPP ANFÁT để được tư vấn thêm nhé.

Khắc con dấu vuông khác dấu tròn như thế nào?

Con dấu tròn và con dấu vuông, con dấu nào có giá trị pháp lý và vì sao con dấu vuông được dùng trong trường hợp nào? Đó là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dùng mộc dấu trong công việc và cuộc sống.

mua văn phòng phẩm, đặt mua văn phòng phẩm

Tính pháp lý của dấu tròn và dấu vuông khác nhau thế nào?

Trước đây chỉ con dấu tròn có giá trị pháp lý nhưng hiện nay con dấu vuông cũng có giá trị pháp lý tương tự con dấu tròn.

Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định hình thức con dấu cũng như số lượng con dấu cho doanh nghiệp của mình. Con dấu vuông hoàn toàn có thể là con dấu pháp lý của công ty và có giá trị pháp lý như con dấu trong, miễn là doanh nghiệp tiến hành đăng thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để tải trên cổng thông tin, không gặp bất cứ khiếu nại nào cả.

Con dấu là thể hiện giá trị pháp lý đối với các văn bản của cơ quan, tổ chức. Là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp giữa các doanh nghiệp với nhau.

Giá trị pháp lý của con dấu vuông cần phải biết

Trường hợp con dấu vuông không có giá trị pháp lý vì không thông qua đăng ký với cơ quan quản lý. 

Khi doanh nghiệp có hơn một con dấu, có thể đăng ký thêm một con dấu vuông khác theo nhu cầu tuy nhiên con dấu vuông đó phải làm thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên cổng thông tin quốc gia mới có giá trị pháp lý.

Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 58/2001/NĐ-CP, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu, nếu cần có thêm con dấu thì phải được sự đồng ý của bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đồng thời phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu trước.

Các loại con dấu vuông được làm nhiều tại VPP ANFÁT

Khắc dấu vuông mã số thuế công ty

Nội dung con dấu thường thể hiện: Dấu mã số thuế công ty (Tên công ty + Địa chỉ công ty + Mã số thuế). Kích thước khi khắc dấu vuông tùy thuộc vào độ dài của nội dung con dấu. Dấu mã số thuế thường có 2 màu hay được lựa chọn: Màu đỏ và màu xanh, trong đó đa phần là sử dụng màu đỏ. Con dấu này được dùng để đóng trên các hóa đơn đỏ, hóa đơn bán lẻ hoặc bưu thư chuyển phát.

Làm mộc dấu vuông hộ kinh doanh cá thể

Khắc dấu vuông cho hộ kinh doanh cá thể

Pháp luật đã quy định hộ kinh doanh cá thể không được làm con dấu tròn như doanh nghiệp. Do đó, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ có thể thực hiện khắc dấu vuông. 

Con dấu có nội dung: Tên hộ kinh doanh + Mã số thuế + địa chỉ hộ kinh doanh. Con dấu này chủ yếu sử dụng mực màu đỏ và đóng trên chữ ký của chủ hộ đối với các chứng từ, văn bản của hộ kinh doanh. 

Tuy nhiên, dấu vuông không phát sinh hiệu lực như dấu tròn công ty mà việc phát sinh hiệu lực đó căn cứ vào chữ ký của chủ hộ kinh doanh ( khách hàng có thể khắc con dấu chữ ký để sử dụng kèm theo, thuận tiện hơn trong 1 số văn bản nhất định ).

Khắc dấu vuông thông tin cửa hàng Shop online

Hiện nay, dưới sự phát triển của thương mại điện tử thì các shop bán hàng online càng ngày càng phát triển. Dấu tên shop không chỉ dùng để lưu trữ các thông tin của shop trên các bưu phẩm, hóa đơn mua hàng mà còn là một hình thức marketing giúp cho khách hàng ấn tượng về shop. Con dấu vuông thông tin bán hàng đa phần đều được thêm logo của shop để tạo sự ấn tượng và chuyên nghiệp cho shop.

Dấu thường có các nội dung: Tên shop, địa chỉ, số điện thoại, Facebook, Zalo, logo của shop.

Làm con dấu vuông theo yêu cầu lấy ngay trong ngày

Làm con dấu vuông theo yêu cầu thường sử dụng đối với một số trường hợp đặc biệt phục vụ cho các công việc đặc thù như: lễ tân, quầy thuốc, bệnh viện, quán ăn…

Dấu vuông – Dấu lệnh hành chính thông dụng

Dấu bán hàng qua điện thoại, dấu sao y bản chính, dấu Bản sao… Các loại con dấu vuông này được sử dụng phổ thông tại nhiều địa điểm, khắc nhanh chóng và dễ dàng.

Ngoài khắc dấu vuông thông thường, thì còn có các con dấu vuông đặc biệt khác, điển hình như các công ty xây dựng muốn khắc con dấu hoàn công để sử dụng, tuy kích thước cũng được xem là dấu vuông nhưng lại thường gọi là dấu hoàn công do tính đặc thù theo ngành nghề.

Quy trình đặt khắc dấu vuông như thế nào?

Dịch vụ làm dấu vuông giá rẻ theo yêu cầu được Văn phòng phẩm ANFÁT cung cấp với nhiều hình thức đặt hàng trực tiếp hoặc đặt hàng online. Quy trình Khắc dấu nhanh của VPP ANFÁT gồm các bước:

  • Bước 1: Khách hàng liên hệ trực tiếp hoặc online, vui lòng để lại đầy đủ thông tin và yêu cầu làm mộc dấu.
  • Bước 2: Nhân viên VPP ANFÁT sẽ tư vấn giúp khách hàng dàn nội dung, font chữ, chọn cán dấu, thân dấu, kích thước, công nghệ khắc mặt dấu và màu mực dấu phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Bước 3: Chốt đơn hàng, thông tin giao hàng, địa chỉ, cách thức giao nhận hàng.
  • Bước 4: Giao hàng nhanh và thanh toán sau khi kiểm tra hàng hoặc khách hàng có thể đến lấy trực tiếp.

Với quy trình khắc dấu đơn giản, đảm bảo, nhanh chóng, uy tín, chất lượng, Văn phòng phẩm ANFÁT đang là sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng có nhu cầu làm con dấu vuông giá rẻ.

Hướng dẫn châm mực dấu liền mực

Các bước cơ bản để có thể hoàn thành việc châm thêm mực con dấu một cách chính xác nhất – tránh trường hợp đổ sai vừa bẩn con dấu mà lại đóng dấu không ra mực.

  • Xác định màu con dấu cần đổ: Xanh – đen – đỏ – trắng
  • Chọn các loại mực dấu chính hãng để đổ mực cho con dấu: SHINY, TRODAT, HORSE…
  • Kiểm tra con dấu xem còn sử dụng tốt trước khi đổ
  • Bóp tay vào hai núm đen để lấy khay chứa mực ra
  • Dùng tay đẩy khay chứa mực ở giữa con dấu sẽ chạy ra ngoài
  • Bơm mực từ từ và dàn đều trên bề mặt tampon khay mực dấu cho đến khi đầy mực thì dừng lại (lượng mực vừa đủ khoảng 5-8 giọt mực)
  • Đóng thử vài lần kiểm tra mực đã đều chưa, con dấu đóng ra đã sắc nét, đường nét tinh tế chưa.
  • Cuối cùng bạn chỉ cần kiểm tra chất lượng sau khi đổ mực: mực không nhoè, sắc nét, không tẩy xoá được…

Lưu ý: khi đổ mực hay thêm mực vào khay dấu cần để ý xem màu mực cũ của con dấu là màu mực nào, để thêm cho đúng màu.

Bạn nên để ý con dấu bạn thuộc hãng dấu nào, thì cần thêm mực dấu chính hãng của hãng dấu đó, có thể xem thêm đánh giá, nhận xét của người dùng khác về lọi mực mình sẽ dùng.

Ví dụ: Con dấu bạn đang dùng thuộc hãng dấu Trodat thì bạn nên sử dụng mực dấu hãng Trodat để thêm mực cho con dấu.