Giấy In Nhiệt


Giấy in nhiệt là gì?

Giấy in nhiệt còn được gọi là giấy cảm nhiệt, giấy in hóa đơn bán hàng, giấy in bill máy tính tiền… có tên tiếng anh là “thermal paper” là loại giấy không cần sử dụng mực in khi in ấn.

Loại giấy này được tẩm hóa chất nhạy nhiệt độ hoặc một lớp mực in đặc biệt, lớp hóa chất này sẽ chuyển thành màu đen nếu được tiếp xúc với nhiệt, làm hiển thị những thông tin, chữ hay hình ảnh cần in hiện lên.

Sản phẩm rất là nhạy với nhiệt nên được gọi là giấy cảm nhiệt. Khi đầu in nhiệt của máy in được làm nóng và tiếp xúc với giấy cảm nhiệt sẽ cho bạn những thông tin cần in ấn.

Hiện nay tại Việt Nam, các loại giấy in nhiệt được ứng dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh đặc biệt là dùng cho máy fax, máy tính tiền, máy quẹt thẻ tín dụng…

Nhờ công nghệ in nhiệt tiên tiến, hiện đại, khái niệm sử dụng giấy in nhiệt giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như chi phí in ấn được nhiều người ủng hộ.

Lý do cuộn giấy cảm nhiệt được rất nhiều người ưa chuộng đến vậy là bởi nó rút ngắn được thời gian in, tốc độ in nhanh hơn rất nhiều so với các loại giấy in thông thường và chất lượng lại đảm bảo. Bên cạnh đó thiết bị in giấy in nhiệt đa dạng mẫu mã từ loại để bàn nhiều chức năng đến loại đơn giản cầm tay, cho phép kết nối thông minh đến điện thoại và máy tính…

mua văn phòng phẩm, đặt mua văn phòng phẩm

Cấu tạo giấy in nhiệt

Các cuộn giấy in chuyển nhiệt nhờ đặc tính kĩ thuật và cấu tạo khá đặc biệt nên thường được dùng để in bill, in đơn bán hàng, in vé xe, số thứ tự… cho hệ thống siêu thị, nhà hàng, công ty cổ phần, doanh, nghiệp, ngân hàng, các cửa hàng kinh doanh quy mô từ nhỏ đến lớn, shop online hay những nhân viên ghi số điện nước, nhân viên tiếp thị…

Điểm khác nhau cơ bản khi so sánh giữa giấy cảm nhiệt và các loại giấy in khác chính là lớp hóa chất phủ trên giấy. Nhờ có kết cấu độc đáo này mà giấy cảm nhiệt có thể in nội dung trên đó mà không cần sử dụng mực in. Tuy nhiên, do bề mặt của giấy khá trơn nên không chuyên dùng để viết lên.

Lớp hóa chất phủ trên giấy giúp giấy dễ dàng phản ứng với nhiệt. Lớp phủ cách điện này tùy theo nhà sản xuất có thể khác nhau, một vài loại hóa chất được dùng như: Thuốc nhuộm, chất chống oxy hóa, sắc tố chèn và sáp. Những lớp hóa chất này khi tác dụng với nhiệt sẽ xuất hiện phản ứng và tạo thành những dòng chữ màu đen.

Sản phẩm giấy in bill giá rẻ chất lượng có đầy đủ các tính chất như sau:

  • Giấy có màu trắng đục tự nhiên, không trắng sáng quá.
  • Bề mặt giấy láng mịn.
  • Không có bụi giấy, không có bọt li ti giấy ở phần cắt của hai đầu cuộn giấy.
  • Cuộn giấy được bọc bạc hai đầu và có dán tem nhãn hiệu.

Người ta hay gọi là giấy máy in nhiệt bởi loại giấy này thường được dùng cho các loại máy in nhiệt. Cấu tạo của giấy in nhiệt thì bao gồm nhiều lớp khác nhau như sau:

  • Lớp nền: Làm bằng giấy tiêu chuẩn
  • Lớp cơ bản: Làm từ tinh bột, gelatin, và các muối kiềm.
  • Lớp cuối cùng (lớp hóa chất): Đây là lớp phủ không màu làm cho giấy có được phản ứng nhiệt.
  • Lớp keo (loại decal in nhiệt): Đây là lớp keo dán liên kết dùng để lột và dán vào nơi cần dán decal

Ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng mà giấy có thêm một lớp bảo vệ giúp ngăn sự phai màu hoặc nhanh hỏng. Vì hiện nay có giấy in mã vạch dạng cuộn nên các thiết bị in đã được trang bị thêm tính năng cắt giấy tự động cũng để tách các trang khi đã in xong nội dung đó.

Lớp bảo vệ ngoài chính là lớp đầu tiên mà ta tiếp xúc nên có tác dụng bảo vệ các hình ảnh hay các thông tin trên giấy cảm nhiệt không bị biến đổi khi môi trường thay đổi. Nhờ các hợp chất hóa học tại bề mặt ngoài của giấy in mã vạch đã giúp cho hình ảnh và các chức năng in của giấy không bị ảnh hưởng ngay cả lúc trước và sau khi in.

Giấy cảm nhiệt hoạt động như thế nào

Để tạo nội dung trên giấy cảm nhiệt, người ta sử dụng thiết bị in, fax với một đầu in được thiết kế chuyên dụng, đầu in khi hoạt động sẽ chuyển đổi thành nhiệt điện sử dụng được. Nó tuân theo nguyên tắc của Joule. Các yếu tố làm nóng sau đó nhận được thông tin được mã hóa và tiến hành các hoạt động để tạo nội dung dễ nhận biết trên giấy.

Các loại giấy in nhiệt phổ biến

Giấy in bill phổ biến gồm 2 loại chính là giấy cảm nhiệt k80 và k57.

Giấy in nhiệt K80 (80mm)

Giấy in cuộn k80 là giấy có khổ chiều rộng của hóa đơn in ra dài 80mm chuyên dùng để in hóa đơn cho các máy in hóa đơn khổ lớn được sử dụng thường xuyên trong các siêu thị, văn phòng, cửa hàng, nhà sách, ngân hàng, đại lý… Giấy in bill k80 còn được biết tới như là loại giấy in hóa đơn 1 liên.

Giấy liên tục K80 chuyên dùng cho máy in bill thông dụng thường có đường kính ngoài từ 45mm – 47mm.

Giấy in nhiệt K57 (57mm)

Giấy in cuộn K57 là giấy có khổ chiều rộng của hóa đơn bán lẻ in ra là 57mm, chuyên dùng cho in hóa đơn bán lẻ từ máy tính tiền casio, các máy in hóa đơn khổ nhỏ. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để in hóa đơn thẻ nạp điện thoại, in hóa đơn tiền điện, phiếu số thứ tự, vé xem phim, phiếu giữ xe… đều dùng khổ giấy in này.

Giấy in nhiệt K75 (75mm)

Giấy in cuộn K75 là giấy có khổ chiều rộng của hóa đơn bán lẻ in ra là 75mm.

Giấy liên tục K75 chuyên dùng cho hóa đơn bán lẻ và cũng được biết tới như là loại giấy in hóa đơn 1 liên.

Giấy decal nhiệt dạng cuộn

Giấy decal nhiệt dán 1 hàng 2 tem, cỡ tem 35×22 được nhiều cửa hàng bán lẻ sử dụng để in mã vạch để quản lý sản phẩm của mình.

Giấy decal 01 tem/hàng, cỡ tem phổ biến là 40x30mm được nhiều shop bán lẻ sử dụng để in tem nhãn dán lên các sản phẩm trong cửa hàng của họ.

Giấy fax nhiệt phù hợp dùng cho tất cả các loại máy fax nhiệt

Giấy Fax nhiệt 210mm x 30m sản phẩm xuất xứ Thái Lan, Nhật bản… phù hợp cho tất cả các loại máy fax cảm nhiệt.

Giấy cảm nhiệt mặt không nhiệt được quấn bên trong, mặt nhiệt được quấn ra ngoài, đường kính trong lõi 27mm. 

Bề mặt giấy láng mịn, không gây bụi, chất cảm nhiệt tốt, không bị mất nét, nhòe nét khi in.

Các khổ giấy fax nhiệt thông dụng

Giấy Fax nhiệt (khổ 44mm, 57mm, 75mm, 80mm, 210mm, 216mm)

Khổ giấy 210mm x 30m (A4)

Khổ giấy A4 hoặc 216 vừa cho người sử dụng, chiều dài 30m.

Giấy in nhiệt máy tính tiền có những loại nào?

Giấy in bill máy tính tiền có hai khổ giấy (chiều cao cuộn giấy) rất thông dụng là 57mm (k57) và 80mm (k80) để phù hợp với hai dòng máy in nhiệt phổ bến trên thị trường là máy in bill k80 và k58.

Giấy in bill k57

  • Kích thước bề ngang khổ giấy: 57mm
  • Đường kính thông dụng: 45mm
  • Giá bán niêm yết: dao động từ 6.000 đ/cuộn, đóng gói 1 thùng 100 cuộn
  • Mỗi cuộn được bọc bạc và dán 2 đầu giúp bảo quản lâu ngày mà không sợ hư giấy.
  • Công dụng: dùng cho các máy tính tiền sử dụng công nghệ in nhiệt khổ nhỏ dùng để in hóa đơn bán hàng trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa, shop thời trang.

Giấy in bill k80

  • Kích thước bề ngang khổ giấy: 80mm
  • Đường kính thông dụng: 45mm – 47mm.
  • Giá bán niêm yết: dao động từ 7.000đ/cuộn, đóng gói 1 thùng 100 cuộn.
  • Mỗi cuộn được bọc bạc và dán 2 đầu giúp bảo quản lâu ngày mà ko sợ hư giấy.
  • Công dụng: dùng cho các máy tính tiền sử dụng công nghệ in nhiệt khổ lớn hơn, chuyên dùng cho các nhà hàng, quán ăn có tần suất thanh toán nhiều, hệ thống cửa hàng, siêu thị quy mô lớn.
  • Dùng giấy in nhiệt máy tính tiền khổ 80mm bạn sẽ không mất thời gian thay giấy nhiều lần. Bề ngang 80mm giúp thể hiện nhiều thông tin hơn giảm chiều dài hóa đơn khi in.

mua văn phòng phẩm, đặt mua văn phòng phẩm

Các size giấy in nhiệt phổ biến hiện nay

Khổ giấy in hóa đơn 57mm
Khổ giấy in hóa đơn 75mm
Khổ giấy in hóa đơn 80mm

1 số loại giấy in nhiệt được ưa chuộng tại VPP ANFÁT

Giấy cảm nhiệt k80

Giấy cảm nhiệt k57

Giấy cảm nhiệt k57

Giấy cảm nhiệt dán decal

Giấy in bill K80x55mm

Giấy cảm nhiệt K80x45mm

Công dụng và lợi ích của giấy in nhiệt?

Công dụng in ấn hóa đơn bán hàng

Hầu hết các máy in hóa đơn ở các siêu thị, cửa hàng bán lẻ hiện tại đều sử dụng giấy in mã vạch để in ấn hóa đơn. Các giấy in hóa đơn đó đều là giấy cảm nhiệt.

Ngoài ra thì các máy quẹt thẻ máy pos cũng sử dụng giấy cảm nhiệt này để in ấn

Công dụng in ấn mã vạch

Trong các cửa hàng bán lẻ việc quản lý hàng hóa bằng mã vạch là điều thường thấy. Tùy vào thiết bị sử dụng mà có máy in mã vạch sử dụng giấy in mã vạch để in ấn mã vạch và dán vào sản phẩm, dễ dàng cho việc quản lý.

Công dụng dùng cho các cửa hàng bán lẻ

Thông thường các cửa hàng bán lẻ hay sử dụng loại giấy decal nhiệt để in mã vạch dán lên các sản phẩm. Làm như vậy sẽ thuận tiện cho việc thanh toán, tra mã vạch để hiển thị thông tin của sản phẩm.

  • Giấy in bill tính tiền còn thường dùng cho nhà hàng, quán cafe và một số lĩnh vực kinh doanh khác.
  • Giấy in nhiệt dán Decal dạng cuộn, dùng để in tem nhãn dán ly trà sữa, cốc trà chanh…

Ngoài ra các loại giấy in mã vạch trực tiếp còn được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như: ngân hàng, in hóa đơn điện nước, ngành vận tải, điều hướng hàng hóa giao nhận. chuyển phát nhanh, y tế… 

Cách lựa chọn giấy in hóa đơn nhiệt chất lượng

Với những khách hàng chưa biết với nhu cầu của mình thì sẽ cần mua kích thước khổ giấy in nhiệt nào, đường kính bao nhiêu là phù hợp, hãy đến với VPP ANFÁT, bạn không cần quá lo lắng để có thể lựa chọn và mua đúng loại mình cần:

Chú ý chọn khổ giấy in nhiệt

Giấy in hóa đơn k57 và k80 (tức là khổ giấy in ra có kích thước 57mm và 80mm) đây là 2 khổ giấy được nhiều khách hàng có nhu cầu nhất. Đây là 2 khổ giấy được sử dụng nhiều vì quy cách của nó phù hợp với nhu cầu chung và phù hợp với cả các dòng máy in nhiệt thông dụng hiện nay. Đối với một số nhu cầu đặc biệt, yêu cầu khổ giấy khác khi đó bạn sẽ cần đặt hàng.

Chú ý chọn đường kính cuộn giấy in nhiệt

Chiều dài cuộn giấy hay còn gọi là đường kính cuộn giấy bởi vì với mỗi nhu cầu khác nhau, dòng máy khác nhau cũng sẽ cho sức chứa cuộn giấy khác nhau.

  • Giấy cảm nhiệt K57 là khổ giấy nhỏ sẽ có quy cách đường kính: 28mm, 30mm, 38mm, 45mm, 80mm…
  • Giấy cảm nhiệt K80 có đường kính: 45mm, 47mm, 65mm, 80mm, 90mm, 180mm… và nhiều kích thước khác. Cần cân nhắc nhu cầu sử dụng để không mua dư quá nhiều gây phung phí.

Với những loại hình kinh doanh, dịch vụ, người ta thường sử dụng loại giấy in bill k57 (bề ngang 57mm) và giấy in bill k80 (bề ngang 80mm). Mục đích là để in hóa đơn bán hàng, in hóa đơn tính tiền cho khách hàng.

Với các loại giấy in chuyển nhiệt khổ k57 có đường kính cuộn giấy nhỏ là 45mm, 38mm và 30mm thường được dùng cho các máy in nhiệt khổ nhỏ. Còn đối với khổ giấy k80 thường có đường kính từ 45-47mm cho đến 65mm và 100mm dùng cho các máy in có khổ lớn hơn.

Cách bảo quản giấy in chuyển nhiệt

  • Tránh xa những nơi có nhiệt độ cao
  • Tránh xa ánh nắng mặt trời
  • Tránh những nơi có chất lỏng, dầu, axit
  • Tránh nơi ẩm ướt, gần nguồn nước
  • Tránh làm nhàu nát, biến dạng giấy in
  • Nên mua giấy chuyển nhiệt có bọc bạc.